Công ty Lâm nghiệp Bình thuận được thành lập theo Quyết định số 749/QĐ/UB-BT ngày 11 tháng 12 năm 1992 về việc thành lập lại Công ty Lâm sản Bình Thuận và Quyết định số 666/CT.UBBT ngày 27/03/2002 về việc đổi tên Công ty Lâm sản Bình Thuận thành Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Đến ngày 11/5/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2427/QĐ/CT.UBBT Về việc chuyển Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4806000001 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 12/12/1992. Đăng ký bổ sung thay đổi lần thứ 10 ngày 22/5/2009.
Địa chỉ : 30 đường Yersin, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Điện thoại : 0623.821717. Fax: 0623.824104.
Email : ctylamnghiepbt@yahoo.com.vn.
Website : lamnghiepbinhthuan.com
* Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
+ Trồng rừng nguyên liệu. Trồng cây nông nghiệp (bao gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực).
+ Thiết kế khai thác lâm sản, thiết kế trồng rừng, dịch vụ kỹ thuật nông, lâm nghiệp.
+ Sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản. Chăn nuôi
+ Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, du lịch và du lịch sinh thái.
Người đại diện theo pháp luật của công ty nhà nước: Nguyễn Tiến Dũng.
Chức danh: Giám đốc.
* Các phòng ban trực thuộc Công ty:
- Phòng Tổ chức – Hành chánh – Lao động tiền lương
- Phòng Kế họach - Kỹ thuật
- Phòng Tài vụ
- Phòng Kinh doanh
* Các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty:
+ Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Nam: Địa chỉ: thôn Ba Bàu, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
+ Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Bắc: Địa chỉ: thôn 2, xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
+ Xí nghiệp Lâm nghiệp Bắc Bình: Địa chỉ: thôn Lương Nam, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
+ Xí nghiệp chế biến gỗ Phan Thiết: Địa chỉ: khu phố E, phường Thanh Hải, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
TỔNG QUAN
Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận ( nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận ) là một Công ty có vốn 100% nhà nước được thành lập từ năm 1992. Chức năng chính sản xuất và kinh doanh rừng. Tổng diện tích đất rừng được giao quản lý 11.000 ha. Diện tích rừng trồng hiện có 8.000 ha, trong đó rừng Keo lá tràm : 3000 ha, rừng trồng Bạch đàn 3000 ha, rừng cao su: 2000 ha. Diện tích đang cải tạo rừng gần 1.000 ha.
Tổng số lao động hiện có: 220 người. Doanh thu trung bình hàng năm 20 - 25 tỷ đồng.
Công ty hiện có 4 đơn vị trực thuộc: 03 Xí nghiệp Lâm nghiệp thực hiện chức năng trồng rừng và bảo vệ rừng: Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Nam, Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Bắc và Xí nghiệp Lâm nghiệp Bắc Bình và 01 Xí nghiệp chế biến gỗ Phan Thiết.
Công ty hiện đang họat động trong các lĩnh vực sau:
* Họat động chế biến gỗ:
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển 1992-2012, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận ( nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận ) đã nổ lực khắc phục khó khăn trong sản xuất, từng bước khẳng định thương hiệu đồ gỗ của mình. Như các bạn đã biết, Liên doanh BT-BOIS giữa Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận và Tập đoàn chế biến gỗ của Pháp vào giữa năm 1996 đã đi vào hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy ngành chế biến lâm sản gắn liền với khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng trong thời kỳ đổi mới đất nước. Sản phẩm đồ gỗ cao cấp được sản xuất trên cơ sở trang thiết bị hiện đại du nhập từ nước ngoài kết hợp với truyền thống thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân tài hoa của tỉnh Bình Thuận đã khẳng định chổ đứng trong lòng người tiêu dùng tỉnh Bình Thuận nói riêng và khu vực Nam trung bộ nói chung trong những năm 1996-2000. Sản phẩm cũng đã được xuất khẩu sang các nước Châu Âu là một trong những thị trường khó tính nhất và đã được chấp nhận. Đây cũng là bước tiến quan trọng khẳng định thương hiệu đồ gỗ của liên doanh. Tuy nhiên do những điều kiện khách quan, liên doanh này không thể tồn tại và hoạt động được lâu dài. Từ năm 1987, tiếp quản lại cơ sở vật chất kỹ thuật, những công nghệ tiên tiến và phong cách quản lý chuyên nghiệp của nhà sản xuất hiện đại bậc nhất Châu Âu, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận đã tiếp cận dây chuyền sản xuất hiện đại cũng như phong cách quản lý chuyên nghiêp cùng với những cải tiến kỹ thuật hợp lý nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Sản phẩm của chúng tôi vừa gần gũi với đời sống thuần Việt, vừa mang tính hiện đại, đảm bảo độ bền chắc do được xử lý tẩm sấy, hạn chế tối đa chống mối mọt, cong vênh. Hiện chúng tôi đang có gần 100 chủng loại sản phẩm đồ gỗ các loại như: bàn ghế tủ giường cao cấp, salon, sofa, trường kỷ…; Sản phẩm trưng bày trong nhà, ngoài trời đa chủng loại như: bàn ghế ngoài trời… Mẫu mã được thiết kế mới lạ, sang trọng và đẹp mắt.
Doanh thu hàng năm 10 – 15 tỷ đồng. Các hợp đồng gia công sản xuất đã ký kết với các khách hàng trong và ngòai tỉnh ngày càng tăng, đặt biệt các đơn đặt hàng với khối lượng lớn với các khu du lịch, resort tại Phan Thiết.
Đến nay những sản phẩm đồ gỗ cao cấp của công ty đã từng bước đứng vững trong lòng người tiêu dùng của tỉnh Bình Thuận. Mạng lưới phân phối và cung ứng đã có tại các tỉnh thành như Đà Năng, Nha Trang, Cần Thơ…. Hiện chúng tôi đang khuyếch trương mạng lưới tiêu thụ ra các tỉnh miền Trung và Nam bộ.
*Họat động trồng rừng:
Với nguồn diện tích trồng rừng của Công ty đang quản lý 11.000 ha, đến nay diện tích rừng trồng đưa vào chăm sóc và khai thác 6.000 ha. Dự kiến đến cuối năm 2010 diện tích rừng trồng khỏang 9.000 ha.
Sản phẩm rừng Keo lá tràm và Bạch đàn thuần chủng: Tại các dự án trồng rừng huyện Hàm Thuận Nam và Bắc Bình do được nghiên cứu đầu tư đúng hướng, khảo sát khoanh phân lọai từng vùng đất phù hợp với từng giống cây trồng; khâu chọn giống được đặc biệt quan tâm với hệ thống vườn ươm được đầu tư theo công nghệ hiện đại; từng bước đưa vào áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để trồng và chăm sóc rừng nên sản phẩm rừng trồng đạt năng suất cao. Thời gian quay vòng quỹ đất nhanh hơn.
Ngòai ra qua một thời gian nghiên cứu và trồng thử nghiệm giống cây cao su trên vùng đất xám tại tỉnh Bình Thuận, Công ty đã đầu tư trồng được khỏang 2000 ha cao su từ nguồn vốn tự có và liên kết. Hiện rừng cây cao su từ 3-4 năm tuổi đang được đầu tư chăm sóc và phát triển rất tốt.
Với nguồn quỹ đất và kết quả rừng trồng hiện có, được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng trong tỉnh, Công ty chúng tôi đang tiến hành xây dựng Nhà máy ván MDF với quy mô công suất 50.000m3 sản phẩm/năm và khảo sát đầu tư xây dựng dự án Nhà máy chế biến mủ cao su.
- Dự án Nhà máy ván nhân tạo MDF:
- Tên dự án : Dự án đầu tư Nhà máy ván MDF.
- Công suất : 50.000 m3 sản phẩm/năm.
- Diện tích đất : 600.000 m2.
- Tổng vốn đầu tư : 150 tỷ đồng
- Vị trí đầu tư : km 14, QL IA, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
- Tiến độ đầu tư : Đầu tư xây dựng trong năm 2009 – 2010. Hòan thành đưa vào họat động Tháng 12/2010.
Trong những năm trước đây do quy hoạch trồng cây nguyên liệu còn nhiều bất cập và thiếu định hướng phát triển nên rừng trồng chủ yếu chặt bán thô. Hiệu quả không cao. Bước vào thực hiện kế hoạch của những năm gần đây, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận đã mạnh dạn đề ra những bước đột phá trên cơ sở phát triển một số ngành nghề thế mạnh như chế biến gỗ, trồng rừng lấy gỗ. Qua đó, Công ty đã hoạch định chiến lược trồng rừng nguyên liệu phục vụ nhu cầu sử dụng, chế biến trực tiếp nhằm nâng cao tính hiệu quả sản xuất từ rừng trồng, trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn nguyên liệu chủ động phục vụ cho máy ván nhân tạo.
Từ cơ sở trên, phương án nguyên liệu xây dựng trong dự án này, nguồn chủ động là diện tích rừng trồng của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận. Đến nay Công ty đã trồng trên 6.000ha, căn cứ kết quả thực có của Công ty, với công suất 50.000 m3 sản phẩm/ năm, trong những năm đầu, từ năm 2011 đến 2015, nguyên liệu tự cung ứng sẽ thiếu so với công suất đề ra. Đến năm 2016 trở đi, nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng được bền vững, ổn định.
Qua khảo sát tại các huyện trong tỉnh, diện tích đầu tư trồng rừng khá lớn. Tổng diện tích hơn 28.000 ha, trong đó diện tích trồng rừng cho nhu cầu nguyên liệu giấy chiếm hơn 14.000 ha. Tập trung lớn nhất tại các khu vực như huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.
Như vậy, để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho những năm thiếu hụt sản phẩm, Công ty sẽ kết hợp từ nguồn nguyên liệu của Công ty và huy động từ những nguồn bên ngoài nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho Nhà máy ván nhân tạo.
*Các dự án đầu tư khác đang triển khai:
Với nguồn quỹ đất được UBND tỉnh giao tại khu vực thành phố Phan Thiết chúng tôi đang nghiên cứu triển khai đầu tư và kêu gọi đầu tư dự án như sau:
- Dự án đầu tư Dây chuyền công nghệ Nhà máy chế biến gỗ tại khu đất phường Đức Long, Tp. Phan Thiết 9.057 m2.
- Dự án đầu tư Xây dựng Cửa hàng kinh doanh đồ gỗ và trang trí nội thất trên diện tích đất 600m2 tại phường Xuân An, Tp. Phan Thiết.
- Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su tại huyện Hàm Thuận Nam, tình Bình Thuận.
- Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Với tiềm năng về đất đai sẵn có là một lợi thế to lớn trong đầu tư sản xuất kinh doanh; sự tiếp quản và chuyển giao công nghệ chế biến tiên tiến từ dây chuyền chế biến gỗ của Tập đòan BOIS và sự họach định hướng đầu tư đúng đắng của Ban lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận cùng với sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành chức năng trong tỉnh Bình Thuận. Tập thể Cán bộ công nhân viên tòan Công ty đã và đang từng bước xây dựng và củng cố Thương hiệu đồ gỗ trên thị trường, đồng thời đưa Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận vững chắc phát triển và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thị trường.
Công ty chúng tôi cũng đang mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư có thiện chí. Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hài lòng về hiệu quả đầu tư.
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY |