Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 CHƯƠNG TRÌNH KẾT NỐI NGÂN HÀNG – DOANH NGHIỆP
Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp dưới hình thức “Ký kết hỗ trợ vốn vay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp” là sự gắn kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Theo đó, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ động tìm kiếm khách hàng, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tín dụng với lãi xuất hợp lý cho từng khách hàng cụ thể đang hoạt động sản xuất kinh doanh...



CHƯƠNG TRÌNH KẾT NỐI NGÂN HÀNG – DOANH NGHIỆP

(theo CV số 2667/NHNNN-VP ngày 17 tháng 4 năm 2014 của NHNN VN)

I.  MỤC ĐÍCH , Ý NGHĨA CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

   1. Mục đích:

Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp dưới hình thức “Ký kết hỗ trợ vốn vay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp” là sự gắn kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Theo đó, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ động tìm kiếm khách hàng, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tín dụng với lãi xuất hợp lý cho từng khách hàng cụ thể đang hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.     Ý nghĩa:

Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực và mang lại những kết quả cụ thể đối với cộng đồng doanh nghiệp và hiệu ứng lan tỏa cao trong xã hội, thể hiện trên một số mặt sau:

- Đối với tỉnh, thành phố: Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp góp phần duy trì và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đối với doanh nghiệp:

    + Doanh nghiệp được tạo điều kiện hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý để duy trì, phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

    + Giảm bớt những khó khăn về vốn và chi phí lãi vay cho doanh nghiệp, từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Đối với ngành Ngân hàng:

    + Thông qua chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp góp phần giúp ngân hàng đưa vốn vào sản xuất kinh doanh, vào nền kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng có hiệu quả.

    + Nâng cao tín chủ động và trách nhiệm của các ngân hàng thương mại đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện sự chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp.

    - Bên cạnh đó, thông qua chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, thực hiện tốt hoạt động thông tin, tuyên truyền về những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, NHNN đến các doanh nghiệp. Qua đó, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp được tiếp cận các chính sách tháo gỡ khó khăn của NHNN.

    II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH:

1.     Nội dung của Chương trình:

 

-      Tổ chức đối thoại giữa ngân hàng với doanh nghiệp thông qua hội nghị, hội thảo hoặc giao ban trực tiếp để thông tin, phổ biến cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất và các cơ chế chính sách khác có liên quan,... cũng như giải đáp, phản hồi các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp.

-      Tổ chức chương trình kết nối, ký kết cho vay vốn trực tiếp giữa Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn theo hình thức chương trình “Lễ ký kết hỗ trợ vốn vay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.

-      Tùy vào nhu cầu cụ thể của từng địa phương, trong quá trình thực hiện ký kết Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp có thể mở rộng thêm các đối tượng là hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, tiểu thương ở các chợ đầu mối,... Từ đó, các đối tượng tiếp nhận, thụ hưởng lợi ích của Chương trình ngày càng phong phú, đa dạng về thành phần kinh tế, ngày càng nhiều lượng vốn được hỗ trợ, giải ngân.

-      Gắn kết Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp với các chương trình ngân hàng tham gia bình ổn giá của địa phương thông qua việc ngân hàng cam kết dành gói hỗ trợ với lãi suất phù hợp cho các doanh nghiệp bình ổn giá.

2.     Các bước triển khai chương trình:

-      Bước 1: Tiếp cận, tìm hiểu, khảo sát, nắm bắt những khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và liên quan đến quan hệ tín dụng với ngân hàng; tiến hành nhận diện, phân nhóm các doanh nghiệp có những khó khăn cần tháo gỡ.

-      Bước 2: Tiến hành kiểm tra chéo, rà soát nhu cầu thực tế sau khi có thông tin đầy đủ về những khó khăn, về các doanh nghiệp có nhu cầu vốn, thông tin về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại.

-         Bước 3: Tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhận dạng các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn để xem xét, thẩm định và cho vay vốn; hoặc điều chỉnh giảm lãi suất cho doanh nghiệp; hoặc điều chỉnh hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp, đáp ứng đủ nhu cầu vốn chính đáng cho động sản xuất kinh doanh.

-         Bước 4: Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp được TCTD cho vay mới, hoặc điều chỉnh hạn mức tín dụng, hoặc điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay;... tiến hành lễ ký kết hỗ trợ vốn vay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các khoản vay được hỗ trợ vốn vay tại lễ ký kết sẽ phải được thực hiện giải ngân theo đúng cam kết, trừ trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc không còn nhu cầu vay.

               III. CÁC BÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH:

           Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp thể hiện sự tập trung chỉ đạo, triển khác các giải pháp thiết thực nhằm cải thiện, thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó, để chương trình mang lại hiệu quả cần có sự tham gia tích cực của các bên liên quan gồm: Cấp ủy, chính quyền địa phương, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp tham gia chương trình và các hiệp hội doanh nghiệp.

1. Cấp ủy, chính quyền địa phương:

Cấp ủy, chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng vào thành công hiệu quả của Chương trình thông qua chức năng, quyền hạn trong việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích và tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, góp phần tăng cường sự kết nối thúc đẩy quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Do đó, cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, thông qua một số nội dung chủ yếu sau:

- Chủ trì cùng ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh chủ động, tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắn của các doanh nghiệp thông qua tổ chức đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng và doanh nghiệp; chỉ đạo đề xuất mô hình kết nối phù hợp giữa ngành Ngân hàng và đại phương nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế  xã hội trên đại bàn.

- Chỉ đạo các Sở/ban/ngành liên quan, UBND các quận/huyện/thị xã phối hợp với ngành Ngân hàng trên đại bàn tỉnh đánh giá, nhận diện những khó khăn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có các giải pháp cụ thể, thiết thực đối với từng nhóm doanh nghiệp đang có khó khăn. Cụ thể:

+ Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và hiệu quả thì chính quyền đại phương và ngân hàng sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Đối với các doanh nghiệp đang tạm thời gặp khó khăn, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn của Ngân hàng về ngồn vốn, lãi suất, tái cơ cấu vốn vay,… cho doanh nghiệp; chính quyền địa phương cần có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ tích cực, tạo điều kiện để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển (như bảo lãnh vay vốn; hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu ra; xây dựng và thực hiện mô hình liên kết chuỗi giá trị;…).

- Chỉ đạo các Sở/ban/ngành liên quan, UBND các quận/huyện/thị xã xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương gắn với Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp để thực hiện đồng bộ.

2. NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố:

- Báo cáo, tham mưu với cấp tỉnh, chính quyền địa phương chủ trì triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố; gắn Chương trình này với các chương trình phát triển kinh tế  xã hội của địa phương để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Phối hợp với các Sở/ban/ngành, UBND các quận/huyện/thị xã tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt nhu cầu về vốn, lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tổ chức các đợt kết nối, ký kết cho vay vốn trực tiếp giữa ngân hàng với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố; tổ chức triển khai thực hiện sát sao, có kết quả các nội dung đã ký kết.

- Đầu mối chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố tích cực tham gia và triển khai thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, với các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp và các đối tượng khách hàng khác khi tham gia Chương trình này.

- Định kỳ hàng quý, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Ngân hàng nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh, thành phố kết quả thực hiện; phản ánh những khó khăn, vướng mắc khi triển khai chương trình; đồng thời, đề xuất các giải pháp để thực hiện Chương trình có hiệu quả.

3. Các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn:

- Chủ động tìm kiếm khách hàng, xem xét cho vay và lập danh sách khách hàng vay để tham gia Chương trình. Đồng thời, chủ động tiếp cận doanh nghiệp có uy tín, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

- Tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xem xét giải quyết cho vay, tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn. Gắn việc tham gia Chương trình kết nối Ngân hàng – doanh nghiệp với quá trình thực hiện kế hoạch tín dụng của mỗi ngân hàng.

- Chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch ở các tỉnh, thành phố tích cực tham gia Chương trình theo chỉ đạo của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và chỉ của đạo cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố.

- Hướng dẫn kỹ nội dung, cách thức triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trong toàn hệ thống; thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện; có tính đến tính chất đặc thù của các đối tượng khách hàng, ở từng địa phương; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, thiết thực trong tổ chức thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, các tổ chức tín dụng kịp thời báo cáo NHNH để xem xét giải quyết.

4. Các doanh nghiệp:

- Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, công khai, minh bạch thông tin hoạt động, làm cơ sở để các ngân hàng đánh giá, xem xét quyết định cho vay.

- Rà soát, cơ cấu lại các khoản đầu tư, kiểm soát được dòng vốn, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, không đầu tư dàn trãi, xác định rõ chiến lược, xây dựng các phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, cân đối được trả nợ,... tạo niềm tin cho ngân hàng, bạn hàng, công chúng.

5. Hiệp hội doanh nghiệp:

Tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và ngân hàng trong việc nhận diện và nắm bắt thông tin về khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn, lãi suất... của doanh nghiệp; tham gia tổ chức triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp có kết quả.


                                                 

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP                                    SAO LỤC

          Tỉnh Bình Thuận

    Số 138/SL-HHDN-KII                                     

 

                                           Bình Thuận, ngày 29  tháng 4 năm 2014

                                                                            KT.CHỦ TỊCH

Nơi nhận:                                               Phó Chủ tịch Thường trực

- Hội viên (qua email);                                                              

- Website HHDN;                                            (Đã ký)        

- Lưu VP HHDN.                                                               

                                                               Nguyễn Trác


Các Tin khác
    Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024: Cơ hội, thách thức – Doanh nghiệp Bình Thuận chủ động, linh hoạt, thích ứng, vượt khó để phát triển bền vững (29/03/2024)
    Khai mạc chuỗi sự kiện “Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận” (20/10/2023)
    Nghị định số 10/2023 của Chính phủ về các điểm mới đất đai (27/07/2023)
    NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2023/NĐ-CP VỀ GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (06/07/2023)
    Thủ tướng chỉ đạo cắt giảm một loạt thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy; kinh doanh cầm đồ,... (08/06/2023)
    Kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với tỉnh Lâm Đồng (29/05/2023)
    Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (25/05/2023)
    Khóa đào tạo Quản trị doanh nghiệp về “Quản lý sản xuất và kiểm soát chi phí hiệu quả trong doanh nghiệp” (20/04/2023)
    Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Thuận lần II, năm 2022 – 2024 (31/03/2023)
    Triển khai Chương trình “Hóa đơn may mắn” (28/10/2022)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 109

Lượt truy cập: dem truy cap 4476574

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833