Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Khẩn trương phục hồi kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ thấp tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Như các địa phương khác trong cả nước, Bình Thuận cũng đã chịu nhiều tổn thất về kinh tế, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đời sống nhân dân ảnh hưởng nặng do đại dịch Covid-19...


Ảnh minh họa

Hơn 45 ngày Bình Thuận không có ca dương tính mới với virus corona, dịch Covid-19 cơ bản đã được khống chế và đang được kiểm soát tốt. Do đó, từ một tỉnh có nguy cơ cao Bình Thuận đã được Trung ương xếp vào nhóm nguy cơ thấp. Hiện nay, tỉnh nhà đang cùng với cả nước chuyển sang một giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm để người dân sinh sống an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát.

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ thấp tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Như các địa phương khác trong cả nước, Bình Thuận cũng đã chịu nhiều tổn thất về kinh tế, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đời sống nhân dân ảnh hưởng nặng do đại dịch Covid-19. Nay là lúc chúng ta phải “chung sống an toàn với dịch bệnh” để tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và lưu thông hàng hóa, nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.

Đóng góp cho nền kinh tế Bình Thuận chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong cơn đại dịch lần này các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ. Theo số liệu từ ngành thuế, chỉ riêng trong quý I, ngành đã tiếp nhận hơn 2.000 đơn xin nghỉ kinh doanh, tạm ngưng hoạt động, xin miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 541 hộ kinh doanh giải thể, 1.400 hộ tạm nghỉ; 146 doanh nghiệp giải thể, 134 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (nếu tính đến nay thì những con số trên còn nhiều hơn nữa). Phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ, kinh doanh vận tải… phải ngừng hoạt động. Sang tháng 4, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn hơn do thiếu nguồn nguyên liệu trong sản xuất, việc lưu thông hàng hóa, xuất khẩu… bị ngưng trệ do phải thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch  Covid-19.

Để phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh thì việc đầu tiên chính quyền địa phương phải quan tâm là tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng sớm chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương rà soát, tổng hợp báo cáo tình hình và các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ đó các sở, ngành và các địa phương đề xuất, tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước mắt, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Đồng thời triển khai thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và các văn bản có liên quan để hỗ trợ cho doanh nghiệp trước khó khăn do dịch Covid-19. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cùng Bảo hiểm xã hội rà soát, tổng hợp nhu cầu người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ Luật lao động, trường hợp khó khăn về tài chính được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% của 3 tháng tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động.

Cùng với việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị định của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; UBND tỉnh cũng cần quan tâm xem xét giải quyết các kiến nghị cụ thể của doanh nghiệp, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh, nhất là hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp. Chỉ khi nào nền kinh tế của Bình Thuận được hồi phục và phát triển ổn định khi đó mới có điều kiện để thực hiện phương châm “Chung sống an toàn với dịch bệnh”.

                                                                          Nguồn: Báo Bình Thuận


Các Tin khác
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)
    Hội nghị lần thứ 23 Tỉnh ủy: Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển (06/07/2023)
    Bình Thuận: Kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 (09/06/2023)
    Nghị quyết 58/NQ-CP: Không hình sự hóa; Có chỉ thị mới về thanh tra, kiểm tra (24/04/2023)
    Bình Thuận nằm trong định hướng phát triển các vùng động lực quốc gia đến năm 2030 (11/01/2023)
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số (12/12/2022)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 34

Lượt truy cập: dem truy cap 4437827

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833