Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0
Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 là sự kiện thường niên, thu hút hàng ngàn đại biểu trong nước và quốc tế, trở thành một trong những diễn đàn thường niên có quy mô lớn nhất về Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam. Diễn đàn gồm 10 phiên hội thảo chuyên đề (diễn ra từ ngày 09/11-18/11/2021) và phiên toàn thể (diễn ra vào sáng 06/12)...



Sáng 06/12/2021, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính đã dự, chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể - Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương triển khai theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”.

Dự diễn đàn tại đầu cầu chính ở Hà Nội có ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, bộ, ngành Trung ương và nhiều chuyên gia, học giả, doanh nhân trong nước và quốc tế.

Cùng dự Diễn đàn theo hình thức trực tuyến tại gần 100 điểm cầu có Bí thư Tỉnh/Thành ủy, Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố; Đại sứ các nước tại Việt Nam và Đại sứ Việt Nam tại các nước; đại diện các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Tại điểm cầu Bình Thuận, tham dự Diễn đàn có Bí thư Tỉnh ủy - Dương Văn An; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Phan Văn Đăng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 là sự kiện thường niên, thu hút hàng ngàn đại biểu trong nước và quốc tế, trở thành một trong những diễn đàn thường niên có quy mô lớn nhất về Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam. Diễn đàn gồm 10 phiên hội thảo chuyên đề (diễn ra từ ngày 09/11-18/11/2021) và phiên toàn thể (diễn ra vào sáng 06/12).

Chuỗi 10 phiên Hội thảo chuyên đề đã tập trung về các chủ đề xoay quanh chủ đề chính của Diễn đàn như Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển sản xuất thông minh; phát triển đô thị thông minh; phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới; phát triển các mô hình kinh doanh mới; xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số; phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số; chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số; chuyển đổi số nông nghiệp-nông thôn; phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Phiên toàn thể có chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong kỷ nguyên số” tập trung vào các báo cáo chính gồm: Khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19; Công nghiệp 4.0: xu hướng toàn cầu và bài học cho Việt Nam; Đổi mới sáng tạo - chìa khóa phục hồi và phát triển thời kỳ hậu COVID-19; Công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số và chia sẻ kinh nghiệm thành công của Bang Utah (Hoa Kỳ) trong vấn đề phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tại phiên toàn thể, đã diễn ra Tọa đàm cấp cao với sự tham gia trao đổi, thảo luận của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung vào 02 nhóm nội dung lớn gồm: Thảo luận, đề xuất, góp ý hoàn thiện khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Đề xuất, kiến nghị mô hình, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh của khu vực châu Á.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh đặc biệt, cần có tầm nhìn, giải pháp, hành động đặc biệt, nhất là trong xu hướng phát triển kinh tế số, kết nối toàn cầu, trong khi đại dịch COVID-19 chưa có điểm kết thúc và cần chủ động, linh hoạt ứng phó.

Thủ tướng đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các đại biểu, đồng thời cho biết: Chính phủ đang tập trung hoàn thiện Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Hai chương trình này có ý nghĩa bổ trợ cho nhau, phải chống dịch thành công thì mới phát triển được kinh tế và phải phát triển kinh tế mới có nguồn lực để chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân.

Thủ tướng khẳng định: Việt Nam đã chọn cách tiếp cận toàn dân trong phòng, chống đại dịch COVID-19, lấy người dân làm chủ thể để phòng, chống dịch. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, tăng cường hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, đảm bảo đủ vaccine, thuốc điều trị; Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt doanh nghiệp; Tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược trên nền tảng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thủ tướng nhấn mạnh: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình hồi phục sau đại dịch chính là phát huy tối đa nguồn lực con người, xem người dân vừa là trung tâm, chủ thể, vừa là động lực và là mục tiêu của sự phát triển. Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đất nước phát triển, tất cả vì mục tiêu ấm no, hạnh phúc của Nhân dân./.

                                                           Nguồn: https://www.binhthuan.gov.vn/


Các Tin khác
    Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (28/02/2024)
    Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Xây dựng Bình Thuận trở thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững (23/02/2024)
    Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh và Hội Nữ doanh nhân tỉnh chúc Tết UBND tỉnh (02/02/2024)
    Tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với lãnh đạo tỉnh (19/01/2024)
    Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổng kết công tác năm 2023 (19/01/2024)
    Làm việc với Tham tán Thương mại Israel tại Hà Nội (17/01/2024)
    Họp Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ IV (2019 – 2024) (22/12/2023)
    Bế mạc kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh khóa XI (08/12/2023)
    Trao tặng Học bổng cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn (20/11/2023)
    Hiệp hội Doanh nghiêp tỉnh Bình Thuận tổ chức trao tặng 20 bộ máy vi tính cho Trường học (15/11/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 13

Lượt truy cập: dem truy cap 4437790

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833