Đăng ký hội viên
Tìm kiếm  
New Page 1
 Doanh nghiệp cần “liệu cơm gắp mắm” để vượt qua khó khăn


Thứ Bảy, 05/03/2011 - 09:39

Doanh nghiệp cần “liệu cơm gắp mắm” để vượt qua khó khăn

Trước việc điều chỉnh tỉ giá, lãi suất ngân hàng cao đồng thời với việc tăng giá điện, xăng khiến không ít DN gặp khó khăn và rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Trao đổi với DĐDN xung quanh nội dung này, TS Cao Sĩ Kiêm - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia - Chủ tịch Hội DNNVV cho rằng, năm nay “khó chồng khó” đối với DN, nhưng nếu biết “liệu cơm gắp mắm” thì DN vẫn có thể vượt qua.
 
Theo ông Kiêm, với tình hình khó khăn hiện nay, chắc chắn DN sẽ là người chịu tác động nặng nề nhất, bởi tất cả việc điều chỉnh tỉ giá, thắt chặt tiền tệ, điều chỉnh đầu tư... đều liên quan tới DN. Có thể nói đây là thử thách lớn nhất của DN trong năm nay bởi tất cả các yếu tố để sản xuất đều khó, chẳng hạn chi phí cao, vốn ít, giá tăng...

- Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng việc tăng tỉ giá không phải DN nào cũng khó khăn. Chẳng hạn các DN XK sẽ được lợi hơn là các DN nhập khẩu nguyên liệu. Ông nghĩ sao về điều này ?

Đúng là về lý thuyết thì có thể hiểu rằng các DN XK được lợi, ví dụ trước kia XK được 19.000 đồng/USD thì bây giờ được 20 - 22.000 đồng/USD. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng được lợi. DN XK nhưng vật tư đầu vào phải NK chắc chắn có ảnh hưởng bởi giá cả, lạm phát từ nước ngoài... DN phải nhập vật tư với giá cao trong khi lại chịu cả lạm phát trong nước. Do vậy số DN này chịu tác động lạm phát kép. Đây là bài toán khó, nếu DN không tính toán cụ thể có khi XK nhiều lại “lợi bất cập hại”.

Trong khi đó, nhóm DN dùng nguyên liệu trong nước thì được lợi hơn. Nhưng chính sách thì bao giờ cũng thế, có cái được, có cái mất, có anh được lợi, có anh phải chấp nhận thua thiệt... Không thể có cách cào bằng như nhau được.

- Vậy theo ông, trước tình thế như hiện nay, các DN nên tính toán thế nào để có thể vừa đứng vững, vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra ?

Theo tôi có một số việc mà DN cần làm lúc này. Trước tiên là phải đánh giá nghiêm túc năng lực của DN mình. Bên cạnh đó, cần có tính toán quản lý chặt chẽ, khoa học, chuyển biến mạnh mẽ hơn và có tầm nhìn sâu rộng để có điều chỉnh thích hợp trong đầu tư kinh doanh. Đây cũng là thời điểm khó khăn nhưng cũng là thời cơ để chuyển hướng cơ cấu, cấu trúc lại nền kinh tế, DN. Đây cũng chính là thời điểm mà chúng ta nhìn thấy khuyết điểm, ưu điểm rõ ràng nhất.

Những điều chỉnh của chính sách vừa qua chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của DN
 
Ngoài ra, các DN cũng nên lưu ý tới việc tính toán kỹ chi phí, cơ cấu đầu tư. Thông thường, đối với DN lớn, kinh doanh nhiều lĩnh vực có thể lấy mảng này bù mảng kia thì việc sản xuất vẫn bình thường. Còn với những DNNVV có thể sẽ phải thu hẹp sản xuất.

- Trở lại vấn đề điều chỉnh tỉ giá, hiện vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về hệ quả của nó. Quan điểm của ông thì sao ?

Việc điều chỉnh tỉ giá vừa qua là đúng và kịp thời. Việc điều chỉnh có hai tác động: tạo nên cung cầu mới, tạo khả năng thu USD vào thuận lợi hơn, góp phần chống nhập siêu, hạn chế găm giữ USD.

Đây là thời điểm khó khăn, nhưng cũng chính là thời điểm mà chúng ta nhìn thấy khuyết điểm, ưu điểm của DN rõ ràng nhất.

Nhưng, nó cũng gây tăng chi phí cho một số mặt hàng mà DN trong sản xuất phải sử dụng nhiều ngoại tệ để nhập thiết bị, tư liệu sản xuất. Làm tăng như thế thì sẽ kích thích lạm phát và đẩy giá lên. Bởi vì khi chi phí đã vào giá thành thì sẽ tạo điều kiện cho giá tăng. Đấy là một bất lợi khiến lạm phát tăng. Và khi mà lạm phát tăng thì lãi suất một là không giảm được, hai là cũng phải tăng. Lãi suất cũng là biểu hiện của sức khoẻ đồng tiền, là giá đồng tiền, phản ánh thực trạng nền kinh tế, thì có những mặt trái như thế.

Nhưng nếu nhìn về tổng thể toàn cục, việc tăng lên giải quyết được nhiều vấn đề tốt hơn: theo nguyên tắc thị trường, theo hội nhập, tạo lòng tin, tạo nên yếu tố minh bạch, chống gây ra găm giữ và rủi ro đầu cơ. Nhìn chung thì cái lợi nhiều hơn cái hại.

- Ông nhìn nhận thế nào về nền kinh tế - DN năm nay khi mà ngay từ đầu năm giá các mặt hàng đều tăng mạnh ?

Nền kinh tế VN năm 2011 sẽ có nhiều khó khăn. Những điều chỉnh của chính sách vừa qua chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của DN. Tuy nhiên, nếu để phát triển cho dài hạn và quan trọng là tạo được niềm tin cho thị trường thì đây là những chính sách cần phải thực thi, và phải thực thi đồng bộ, triệt để. Nếu làm được như vậy thì chúng ta mới tạo được tiền đề cho phát triển bền vững, lâu dài.

- Xin cảm ơn ông !

Quốc Anh thực hiện

Theo Diễn đàn DN


Các Tin khác
    Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng (03/05/2024)
    Khai mạc Tuần lễ Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP. Hồ Chí Minh (22/04/2024)
    V/v thông tin chương trình Hội chợ - Du lịch - Xuất nhập khẩu thương mại - kết nối giao thương với Thành phố công nghiệp Sihueng năm 2024 (15/04/2024)
    Doanh nghiệp Việt Nam với xu hướng "chuyển đổi kép" (11/04/2024)
    V/v cập nhật danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp (29/03/2024)
    Năm 2024 - VCCI sẽ tiếp tục đổi mới, lớn mạnh, khẳng định vị thế, vai trò (11/03/2024)
    Phát triển kinh tế đêm: Phan Thiết sẽ làm thí điểm (25/12/2023)
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Công Thương - Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20/10/2023)
    Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Bình Thuận (21/08/2023)
    UBND tỉnh họp thảo luận Đề án phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 (14/08/2023)

HÌNH NỔI BẬT
HỘI VIÊN MỚI
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập

 Tên :
 Mật khẩu: 

   

HÌNH NỔI BẬT
New Page 1
LOGO HỘI VIÊN
THỐNG KÊ WEBSITE

Đang trực tuyến: 80

Lượt truy cập: dem truy cap 4472928

Bản quyền thuộc Hội Doanh nghiệp
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP BÌNH THUẬN.
Địa chỉ: 282 Nguyễn Hội - Tp. Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: (062) 3831516
Email: vphiephoi@gmail.com, Website: www.doanhnghiepbinhthuan.vn
Thiết kế website bởi Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến Tính Thành - Mobile: 0917.668833